Những người theo quan niệm mới cho rằng làm cha mẹ có nghĩa là giúp con nghe lời, vui vẻ và tự nguyện hợp tác với mình trong mọi việc lớn nhỏ. Họ tin rằng thế hệ trẻ có thể làm được nhiều việc hơn nếu cha mẹ có thể mang lại cho con cảm giác được yêu thương, chấp nhận, trở nên quan trọng và tạo cho chúng một không gian độc lập.
Trái ngược với những biện pháp mạnh xuất phát từ lối nghĩ cũ, bạn có thể sử dụng 04 tuyệt chiêu sau đây để khiến con nghe lời, hợp tác với mình hơn và dễ tiếp thu ý kiến hơn. 1. Để con nghe lời và hợp tác: Giúp con cái cảm thấy mình quan trọng“Trong chuyến đi nghỉ lần này, ba sẽ giao cho con gái nhiệm vụ giữ vé xe nhé. Ba biết con là người có trách nhiệm nên ba tin rằng con sẽ cất giữ vé xe thật cẩn thận” “Ái chà, lưng mẹ đau quá, cái thùng này hơi nặng, con giúp mẹ được không?” Nếu bạn mở đầu hoặc kết thúc câu nói của mình với con cái bằng những cụm từ như sau, bạn có thể thấy được những kết quả thần kỳ. “Ba trông cậy con trong việc…” “Con sẽ giúp được mẹ rất nhiều nếu con có thể…” “… Mẹ biết rằng mẹ có thể tin tưởng con” “… Ba biết con sẽ không làm ba thất vọng” 2. Để con nghe lời và hợp tác: Chủ động nói ra cảm nhận của mìnhCho con cái biết cảm nghĩ của bạn đối với những hành vi hoặc kết quả mà chúng đạt được cũng là cách khơi gợi sự hợp tác và khiến chúng quan tâm đến những vấn đề đặt ra. Nói với con, đặc biệt là những đứa trẻ lớn, về cảm xúc thật sự của mình cũng là một cách dạy chúng biết quan tâm và tôn trọng cuộc sống tình cảm của người khác. Nhìn chung, hầu như bất cứ đứa trẻ nào, sâu thẳm trong đáy lòng mình cũng đều yêu thương và quan tâm đến cha mẹ. Bạn hãy luôn tin tưởng điều đó vì niềm tin ấy sẽ dẫn dắt bạn trong những nỗ lực xích lại gần với con cái. Bọn trẻ, một khi nhận ra rằng chúng làm cho bạn lo nghĩ và tổn thương như thế nào, sẽ phải nhìn lại bản thân và sau đó có động thái hợp tác với bạn. |
3. Để con nghe lời và hợp tác: Miêu tả vấn đề và không đổ lỗiĐôi khi bạn không cần nói gì nhiều. Thay vì thuyết giảng một bài dài về đạo lý rồi bảo con cái phải làm thế này, nghĩ thế kia, bạn chỉ cần miêu tả vấn đề theo cách bạn thấy mà thôi. Bằng việc miêu tả vấn đề (dù có thể nói với một giọng nghiêm túc), bạn không hề ép buộc hay tấn công con cái mà lại cho chúng cơ hội tự suy nghĩ về việc chúng nên làm. Và như vậy, chúng sẽ cảm thấy mình đứng ở vị thế chủ động giải quyết vấn đề chứ không phải bị động làm theo ý cha mẹ. |
4. Để con nghe lời và hợp tác: Tạo cho con rộng đường lựa chọnNếu bạn thường nói những câu như “Mẹ muốn con…”, “Con nên…” hay “Làm theo lời ba mau… nếu không…”, bạn sẽ khiến chúng có cảm giác mình chỉ là con rối dưới bàn tay điều khiển của người lớn. Khi bọn trẻ nghĩ chúng có quyền lựa chọn, chúng sẽ cảm thấy có động lực để làm việc đó. Bạn cũng có thể dùng đến chiêu thức “đánh bài ngửa”: nói với con về những kết quả khác nhau cho từng lựa chọn, còn việc đưa ra quyết định là ở chúng. Khi thấy mình được thỏa mãn các nhu cầu quan trọng, trẻ thường đưa ra một lựa chọn hợp lý. Tóm lại, để con cái nghe lời và hợp tác với chúng ta trong mọi chuyện, trước hết cha mẹ phải xây dựng một bầu không khí mà khi hòa mình vào đó, con trẻ giống như cá về với nước, có thể yêu thương và tự hào về bản thân mình, thoải mái hợp tác với cha mẹ trong mọi chuyện. |